Thị trường bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới có tiếp tục màu mỡ?
Theo thông tin từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam; tính đến hết tháng 10/2020, bảo hiểm xe cơ giới ghi nhận doanh thu đạt 13.853 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 30.25% trong tổng doanh thu toàn thị trường, bồi thường 6.415 tỷ đồng; tỷ lệ bồi thường 46%. Doanh thu bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt 3.639 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 8%, tăng trưởng 17%, tỷ lệ bồi thường 17%. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 10.214 tỷ đồng; tăng 1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 22%, bồi thường 5.779 tỷ đồng.
Chia sẻ với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, lãnh đạo một công ty bảo hiểm cho biết; kể từ khi quy định tổng kiểm tra các phương tiện giao thông trên toàn quốc chính thức có hiệu lực từ giữa tháng 5 năm 2020; doanh thu bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe của hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều ghi nhận mức tăng trưởng trên 30%; thậm chí có doanh nghiệp đến 100%. Nổi lên là các công ty bảo hiểm top đầu như Bảo Việt chiếm đến trên 20% thị phần; kế đó là bảo hiểm PVI, PTI hay bảo hiểm Bảo Minh và Petrolimex.
Tuy nhiên, sự tăng nóng về doanh thu chưa chắc đã phản ánh tính ổn định của thị trường; khi người tham gia bảo hiểm vẫn chưa nhìn nhận đúng bản chất của sự việc; mà mang tâm lý mua bảo hiểm để tránh bị phạt.
Điều đáng nói, nhiều người chưa quan tâm điều khoản trong bảo hiểm xe máy; chưa ghi nhớ và thực hiện những việc cần thiết để được hưởng bảo hiểm hoặc đủ bình tĩnh; vừa gọi cứu thương cấp cứu nạn nhân nặng vừa thông báo cho công ty bảo hiểm.
Chính vì vậy, việc tuyên truyền hiểu biết pháp luật, đặc biệt là dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc TNDS; được Chính phủ ban hành và có hiệu lực sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực về phía người dân; quyền lợi bảo hiểm được gia tăng và bảo vệ chính đáng; tự khắc mọi người sẽ nâng cao ý thức trong việc tham gia bảo hiểm dù là bắt buộc hay tự nguyện.
“Như vậy, dư địa về thị trường này trong tương lai gần vẫn rất màu mỡ và tiềm năng. Đặc biệt, với tốc độ phát triển về phương tiện xe máy như hiện nay, đến hết năm 2020; ước tính tại Việt Nam phải có đến trên 60 triệu xe máy lưu thông; con số này sẽ đóng góp lớn vào doanh thu cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ; nếu toàn bộ người dân nghiêm chỉnh chấp hành”, vị lãnh đạo công ty bảo hiểm nhận định.
Mặc dù vậy, năm 2021, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và các Bộ; ngành, địa phương kiên quyết tăng cường thực hiện các giải pháp đột phá; về chống ùn tắc giao thông; đầu tư phát triển, khuyến khích nhân dân sử dụng vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; kiên trì lập lại trật tự hành lang ATGT; lòng, lề đường, hè phố.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ phương tiện giao thông công cộng trong giai đoạn mới; cùng sự chỉ đạo gắt gao của Chính phủ, các phương tiện cá nhân sẽ được hạn chế đáng kể
Từng chia sẻ với báo chí, một lãnh đạo của Phòng quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TP.HCM cho biết; trong thời gian tới, bộ mặt giao thông công cộng sẽ thay đổi và tạo sự thuận tiện cho người dân khi đi lại. Cụ thể, thành phố sẽ sớm hoàn thành các tuyến metro đưa vào khai thác; đồng thời triển khai một cách hiệu quả các tuyến xe bus nhanh BRT. Ngoài ra, khu vực trung tâm sẽ có xe đạp công cộng, thiết lập lại mạng lưới taxi; cho phù hợp và phân vùng hạn chế xe cá nhân.
Có ý kiến cho rằng; với tốc độ phát triển mạnh mẽ phương tiện giao thông công cộng trong giai đoạn mới; cùng sự chỉ đạo gắt gao của Chính phủ, các phương tiện cá nhân sẽ được hạn chế đáng kể; đặc biệt là xe gắn máy. Như vậy, sản phẩm bảo hiểm bắt buộc xe máy liệu có còn tiềm năng là câu hỏi chưa thể dự báo trước. Tuy nhiên, điều này cũng không đáng lo ngại khi tỷ trọng doanh thu; của sản phẩm này chỉ chiếm khoảng chưa đến 10% trên tổng doanh thu của nghiệp vụ xe cơ giới. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nên có những kế hoạch; chiến lược phát triển các sản phẩm mới phù hợp với bối cảnh mới trong giai đoạn tiếp theo.
Trích từ https://enternews.vn/thi-truong-bao-hiem-bat-buoc-xe-gioi-co-tiep-tuc-mau-mo-189232.html