Mức bồi thường bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2019
Đối với xe cơ giới mọi người thường chỉ mua bảo hiểm khi nó là yêu cầu bắt buộc của cơ quan chức năng. Rất ít người suy nghĩ đến việc được bồi thường bảo hiểm khi có tai nạn. Tuy nhiên, khi Bộ Tài chính có nhiều thay đổi trong các quy định về bồi thường bảo hiểm xe cơ giới làm thay đổi cách nhìn nhận về việc mua bảo hiểm xe cơ giới hiện nay.
Từ năm 2012 Bộ tài chính quyết định sửa đổi, bổ sung các thông tư số 151/2012/TT-BTC; Thông tư số 126/2008/TT-BTC về một số quy tắc và điều khoản; liên quan đến trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới cho các doanh nghiệp bảo hiểm và cho cả người tiêu dùng. Nhận thấy được những điểm chưa hợp lý trong trách nhiệm dân sự bảo hiểm xe cơ giới; đã có trong nhiều năm trước thì Bộ tài chính quyết định sửa đổi và bổ sung; một số điều khoản nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng bảo hiểm cho các loại xe cơ giới; nhằm giảm thiểu những rủi ro bất ngờ. Những điều khoản bổ sung, thay đổi được tóm tắt chi tiết dưới đây.
Tăng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới, mức trách nhiệm
Để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội đã được đề ra hàng năm thì Bộ tài chính đã tiến hành điều tra; giám sát hoạt động bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp trên thị trường và nhận thấy rằng; giá trị bồi thường trách nhiệm xe cơ giới còn hơi ít; trong khi đó những vụ tai nạn do các loại phương tiện gây ra ngày càng nhiều. Điều đó vô hình chung đã gây nên một sức ép lớn đến người dân cũng như các công ty bảo hiểm. Trong khi đó bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới là một sản phẩm bắt buộc đối với chủ xe.
Theo những điều khoản bổ sung thì mức trách nhiệm bảo hiểm thiệt hại do các loại xe cơ giới; đã tăng lên đến 70 triệu đồng/người/vụ, tăng 40% so với quy định trước đây là chỉ tối đa 50 triệu đồng. Mức trách nhiệm này được tăng lên với cả ba loại hình bảo hiểm; để đảm bảo tối đa lợi ích bảo hiểm cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì mức trách nhiệm với tai nạn do các loại xe cơ giới phân phối nhỏ hơn; như xe mô tô 2 bánh, 3 bánh.. cũng tăng đáng kể từ 30 triệu đồng/người/vụ lên đến 40 triệu đồng/người/vụ.
Cùng với đó thì mức đóng bảo hiểm cũng có xu hướng tăng nhẹ tùy theo từng doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên thì mức tăng này không đáng kể; và so với mức trách nhiệm bảo hiểm được chi trả thì sự chênh lệch cũng khá lớn; và thực chất thì người tiêu dùng vẫn sẽ được lợi nhiều hơn. Thậm chí với một số sản phẩm bảo hiểm xe mô tô 2 bánh thì mức phí tham gia hầu như là không thay đổi.
Ngoài mức trách nhiệm bảo hiểm tăng lên thì chi phí hỗ trợ cũng được tăng lên đáng kể với 15%; tức khoảng 20 triệu đồng/người/vụ. Đây là cho phí hỗ trợ dành cho cá nhân gặp rủi ro cao; như thương tật suốt đời hay tử vong.
Với sự đổi mới trong một số điều khoản bảo hiểm này; có thể khuyến khích người Việt đến gần hơn với những sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới và giảm thiểu những lo lắng; mất mát hàng năm cho rất nhiều người.
Thay đổi cơ chế bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
Theo các thông tư trước đây về quy định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới; thì mức bồi thường bảo hiểm đã được quy định sẵn với từng mức trách nhiệm rủi ro cụ thể. Tuy nhiên với diễn biến ngày càng thất thường của những rủi ro; thì một số mức bồi thường đã không còn hợp lý nữa. Quy định này đã gây nên tranh cãi giữa người tham gia mua bảo hiểm; và các doanh nghiệp bán bảo hiểm. Bởi vậy mà Bộ tài chính cũng có những thay đổi trong cơ chế bồi thường bảo hiểm; khi cho phép các bên tham gia được thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại.
Mức bồi thường thiệt hại phải không vượt quá mức bồi thường quy định sẵn. Như vậy, chủ xe và người bị thiệt hại có thể dễ dàng thương lượng; về mức bồi thường muốn chi được chi trả và thủ tục bồi thường cũng được diễn ra nhanh; gọn, lẹ trước sự đồng tình của tất cả các bên tham gia. Ngoài ra khi hai bên không tự giải quyết được mà cần đến sự hỗ trợ của tòa án; thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào quyết định của tòa án để đưa ra mức bồi thường thiệt hại.
Đổi mới cơ chế nộp phí
Để thuận tiện hơn trong quá trình đóng phí bảo hiểm thì cá nhân tham gia; không nhất thiết phải đóng phí hoàn toàn cho doanh nghiệp mà có thể được linh động hơn. Cụ thể thì chủ xe cơ giới vẫn có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm; về thời gian hoàn thiện chi phí bảo hiểm của mình. Với những chủ xe thuộc các cơ quan hành chính nhà nước thì họ cần thanh toán; chi phí bảo hiểm không quá 10 ngày sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Với trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm xe cơ giới có mức phí tham gia lớn từ 100 triệu trở lên; thì họ có thể thanh toán chi phí bảo hiểm thành 2 đợt và mỗi đợt bằng một nửa số tiền cần đóng bảo hiểm. Với các trường hợp mà chủ sở hữu xe không thể hoàn thành các chi phí cần đóng; theo đúng thời hạn đã đề ra thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng ngay sau thời hạn nộp phí.
Có thể thấy rằng, việc đổi mới, bổ sung một số điều khoản trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới; của cơ quan chức năng đã đem lại hiệu quả sử dụng cho người tiêu dùng; cũng như cách thức quản lý phù hợp hơn cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi vậy mà số người sử dụng bảo hiểm xe cơ giới đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.